Khách hàng sẽ trả tiền quảng cáo cho sản phẩm của bạn

Lượt xem: 802 / By Nguyễn Huỳnh Long

Khách hàng trả tiền quảng cáo

Dung Mai xin chia sẻ câu chuyện của mình mong rằng người đi kinh doanh ẩm thực có thêm một tham khảo trải nghiệm thực tế của chính mình đã làm. Điều này chỉ những người kinh doanh ẩm thực mới thấm, nếu mở ra không có khách hàng hoặc không giữ được khách hàng sẽ khốn đốn ra sao mà thôi.

Nhiều bạn nói ngày xưa bán hàng dễ hơn bây giờ. Không hẳn đúng. Xưa và nay lúc nào cũng có cái dễ và khó của nó. Hôm trước tôi đã chia sẻ câu chuyện bán hàng của ngày xưa còn đây:

Tổng hợp 1000+ bài viết tuyển chọn độc quyền từ những chuyên gia hàng đầu về Quản trị, Kinh doanh, Đầu tư, Marketing: 

Câu chuyện níu chân khách hàng tiềm năng

Khi tôi khai trương 1 Phở khá đông khách và nhận ra có nhiều khách văn phòng. Đây mới là khách tiềm năng mà mình muốn. Vậy làm sao để mình giữ chân họ và để họ kéo khách hàng cho mình. Tôi nằm vắt tay lên trán và suy nghĩ rồi ý tưởng lóe lên. Tôi vội vàng viết lên một bản kế hoạch với quyết tâm trong 3 tháng sẽ có khoảng 200 khách văn phòng 1 buổi. Nói là làm ngay, tôi lên kế hoạch tuyển 2 nhân viên bán phở (thời vụ) làm việc 3 tháng lương cao nhưng yêu cầu cũng cao. Người ta bảo tôi khùng bán Phở mà đòi hỏi đủ thứ trình độ tôi bỏ ngoài tai. Việc ta ta cứ làm và tôi tuyển được hai em như ý.

Nhiệm vụ của 2 em mỗi ngày bằng cách nào đó lấy được thông tin khách hàng tiềm năng mỗi khi họ vào quán ăn Phở của tôi. Rồi sau đó gửi cho họ một lá thư cảm ơn họ đã ủng hộ tôi trong những ngày khai trương cùng quà tặng là một phiếu giảm giá 20% cho bàn tiệc phở vào buổi chiều phục vụ tại nhà quý khách với thực đơn 20 món Phở đặc biệt cho tiệc liên hoan, sinh nhật gặp gỡ người thân, hop mặt bạn bè v.v… Quý khách chỉ phải trả tiền khi đã hài lòng. Nếu không hài lòng với các món phở của chúng tôi quý khách không cần phải trả tiền coi như là quán đã tri ân cho khách hàng.

Phiếu có giá trị sử dụng trong vòng 3 tháng và cũng không quên tặng họ một món quà nhỏ là móc chìa khóa khắc tên quán của mình để khi dùng khách luôn nhớ tới quán kèm theo thư cảm ơn.

Và thế là trong vòng 2 tuần, 2 nhân viên bán hàng đặc biệt kia hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với 17 tiệc phở tại nhà do khách hàng tiềm năng  đặt. Sau 3 tháng phục vụ 17 tiệc phở tại nhà riêng của khách hàng thì quán của tôi đầy ắp khách hàng như mong muốn. Tại vì sao chắc các bạn đã hiểu.

Chiến dịch marketing khách hàng phải “móc túi trả tiền”?

Tôi đồng ý giảm 20% nhưng thực ra tôi lại lời ở điểm giảm giá này?

Bạn nào trả lời đúng tại sao tôi giảm 20% nhưng thật ra là không giảm sẽ có phần thưởng có giá trị sử dụng suốt đời (nhưng không có giá trị quy đổi ra tiền mặt nhé). Câu hỏi này dành cho người có kỹ năng.

Tại sao tôi lại chỉ chọn những khách hàng tiềm năng để nhận phục vụ tại nhà? Vì bạn biết đấy khách hàng như thế nào bạn của họ mời đến trong tiệc cũng là những người như họ hoặc VIP hơn thôi. Trong các bữa tiệc tôi trổ tài với tất cả các món phở xuất sắc phục vụ họ. Bởi những đối tượng này họ chỉ cần được ăn ngon và đặc biệt thôi họ đâu có quan tâm tới giá cả giống như ta nấu ăn đãi bạn bè, ta không quan tâm lời lỗ ta chỉ quan tâm bạn bè vừa lòng khen nức nở là ta sướng rồi. Khách mời thì đâu phải trả tiền. Đằng này các vị toàn đãi sếp, mừng lên chức. Thôi nôi con, sinh nhật vợ, đón Việt Kiều, mừng khai trương… thôi thì đủ lí do để tổ chức.

Bàn tiệc phở với 20 món quý khách tha hồ tự chọn để đầu bếp phục vụ vừa ăn vừa suýt xoa: Thằng cha này nó kiếm đâu ra cái quán hay thế nhể cho xin địa chỉ đê! Lúc này tôi sướng rơn người nhé. Chỉ chờ có vậy một loạt “cạc vi rít” được móc ra… Món Phở này kêu món Phở gì thế đầu bếp ơi mùi vị đặc biệt quá. Ối giời, ta thắng rồi tôi mừng thầm trong bụng. Dạ cảm ơn các anh chị và các bác đã vừa lòng với các món ăn của em đó là món Phở A, Phở B, Phở C… đấy ạ. Nó được nấu từ… tôi tha hồ trổ tài mà PR sản phẩm của mình nhé, khách hàng cứ gọi là mắt tròn mắt dẹt lắng tai nghe… và xong chiến dịch Marketing thì móc túi trả tiền cho tôi

Cảm ơn em nhất định ngày mai anh sẽ đưa bà xã và lũ nhỏ tới quán em ủng hộ. Cứ thế lần lượt 17 cái tiệc Phở chả có cái nào phải tặng không cả. Thậm chí nhiều tiệc còn được bo hậu hĩnh.

Nhưng cái mà tôi vui nhất không phải là lấy được tiền của khách mà là một kế hoạch kinh doanh đột phá tìm kiếm khách hàng tiềm năng đã hoàn thành xuất sắc hơn cả mong đợi không cần 3 tháng quán của tôi đầy ắp khách hàng Vip nhé. Và bây giờ thì tôi chỉ cần làm kế hoạch “cột” chân khách hàng nữa thôi.

Nếu bạn tự tin với sản phẩm của mình bạn viết ra  được một bản kế hoạch kinh doanh với những chiến lược đột phá cho sản phẩm của mình, bạn tin vào bản thân mình. Bạn sẽ chiến thắng.

Tôi đã làm như vậy khi khai trương quán Phở của mình.

Chúc các bạn thành công!

Dung Mai (QTvKN)

Share this...
Share on facebook
Facebook

Bình luận về “Khách hàng sẽ trả tiền quảng cáo cho sản phẩm của bạn

  1. Kiên Trung nói:

    Em cám ơn chị. Em xin trả lời câu đố của chị về việc giảm 20% tiệc phở. Theo em nghĩ mấu chốt của điểm này là việc anh Lâm không mất tiền phục vụ, không mất tiền chỗ ngồi, tiền mặt bằng, tiền cốc chén bát đĩa… vì phục vụ tại nhà, mọi thứ gần như có sẵn hết rồi. Khách đến ăn mình fai trả lương cho nv phục vụ, trả tiền hao mòn đồ dùng, tiền điện tiền nước… nhưng phục vụ tại nhà thì khách lại là người chịu mấy khoản đó. Nếu đi sâu hơn để phân tích thì em nghĩ không chỉ không mất 20% mà em thấy còn được lợi nhiều hơn: thứ nhất vì tiền này là tiền marketing, bỏ tiền chạy quảng cáo cũng không khác là bao nhiêu, cũng fai mất từng ấy chi phí, cách giảm giá này cũng là 1 chi phí trong đó. Thứ 2, đó là vì đối tượng dân văn phòng, mà món ăn lại là phở. Thường thì khách họ sẽ ăn vào buổi sáng và buổi trưa, buổi chiều tối rất vắng vì họ ko có nhu cầu, họ về nhà ăn với gia đình là chủ yếu. Trong khi anh Lâm vẫn phải trả tiền thuê nhân viên, tiền thuê mặt bằng… cho cả ngày, như vậy rất lãng phí. Nhưng anh Lâm đã dùng chiêu khuyến mại này, lại khuyến mại vào buổi chiều. Như vậy không những kích thích nhu cầu, anh còn tạo ra nhu cầu tiêu dùng ở thời điểm không cần thiết. Như vậy về cơ bản chiến dịch của anh không mất chi phí mà thậm chí còn lời rất nhiều. Đương nhiên sau chiến dịch này thì số lượng khách đặt tiệc phở rồi không có chuyện ngày nào cũng đặt nữa, nên chiến dịch mang tính chất quảng bá ban đầu. Không biết câu trả lời của em có đúng được ý nào ko ạ, mong chị góp ý thêm

  2. Minh Tung nói:

    Em không kinh doanh về ẩm thực, nên cũng chỉ mập mờ hiểu ra vấn đề đơn giản là đây là một cách marketing đánh trực tiếp vào khách hàng tiềm năng theo nguyên tắc: bạn của khách hàng tiềm năng, sẽ có nhiều điểm tương đồng về sở thích và quan điểm nên xác suất để trở thành khách hàng tiềm năng tiếp theo sẽ cao hơn các đối tượng khách hàng khác. Thế nên câu trả lời thì nằm ngay trong tiêu đề bài viết của chị rồi “Chính khách hàng là người trả tiền quảng cáo cho sản phẩm của bạn”.. và đó chính là 20%, về bản chất chúng ta không bỏ ra đồng nào cả. Tuy nhiên, với bài viết này của chị em có một câu hỏi cho chị Dung Mai: Đây là case study thật, hay là một tình trường hợp giả định dựa trên một số lý thuyết về chiến lược marketing? Vì em thấy nó có màu sắc của sự hoàn hảo/tuyệt đối, và nghệ thuật sắp đặt 🙂. Ví dụ như em hiếm khi thấy có tiệc phở trong lễ thôi nôi, sinh nhật, đặc biệt khi các đối tượng tham gia theo chị mô tả có thể là sếp, đồng nghiệp có thể VIP hơn… Nếu như là một sản phẩm ẩm thực nào khác thì có thể, còn phở có lẽ hơi khó hơn để tình huống này thực xảy ra! Điều em thấy hay nhất là đoạn kết của chị: “NẾU BẠN TỰ TIN VỚI SẢN PHẨM CỦA MÌNH BẠN VIẾT RA ĐƯỢC MỘT BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH VỚI NHỮNG CHIẾN LƯỢC ĐỘT PHÁ CHO SẢN PHẨM CỦA MÌNH, BẠN TIN VÀO BẢN THÂN MÌNH. BẠN SẼ CHIẾN THẮNG. Cảm ơn chị!

  3. Quốc Trọng nói:

    Có được một sản phẩm của riêng mình. Khả năng tự tin vào sản phẩm đó của mình. Tất cả là một quá trình tích lũy và trải nghiệm. Phải thật hết sức nỗ lực. Cảm ơn chị Dung Mai đã chia sẻ!

  4. Nam Thái nói:

    Có phải vì mình phục vụ trên cả tuyệt vời đã làm khách hàng hài lòng nên tiền bo của họ >= phần giảm 20% ko cô Dung Mai. Thường sau giảm giá, số tiền thanh toán sẽ lẻ; khách hàng vui thì họ sẽ cho thêm để chẵn tiền 🙂 Con mạo mụi đưa ra câu trả lời như vậy.

  5. Hieu Nguyen nói:

    1. Một bên là bán sỉ, một bên là bán lẻ. Bán lẻ phải làm riêng từng tô, phục vụ cũng lần lượt mang ra rồi dọn vô từng tô, sau đó thêm công đoạn dọn bàn sạch sẽ. Cùng số lượng tô phở, Công chế biến bán lẻ sẽ hao tốn từ 2 đến 3 lần so với công chế biến bán sỉ, cũng như vậy, công phục vụ bán lẻ cũng hao hơn bán sỉ từ 2 đến 3 lần. (Nếu rủi ro quán ế, thì chi phí đầu bếp và phục vụ ngồi chơi chờ khách vẫn phải trả bình thường, như vậy chi phí chế biến và phục vụ trên mỗi tô phở bán lẻ sẽ còn cao hơn rất nhiều lần so với bán sỉ)
    2. Bán sỉ tránh hoàn toàn được rủi ro bán ế, tỷ lệ phải bỏ hàng hoá quá đát trong kinh doanh thực phẩm từ khoảng 5-40%, kinh doanh phở có khi phải bỏ nước lèo cũ, rau cũ, quán mới mở thì rất khó dự đoán chính xác nhu cầu thị trường, chưa kể doanh thu thất thường, tính mức hao hụt phải bỏ phí có rẻ cũng tầm 10%. Rủi ro quán ế do mới chưa được thị trường chấp nhận khá cao, rủi ro phải bỏ cả nửa nồi nước lèo cũng là bình thường.
    3. Thời gian chờ đợi để phục vụ khách bán lẻ thì chi phí điện, nước, gas, nhân viên, mặt bằng, internet vẫn cứ kéo đến tấn công chủ quán, trong khi quán vừa mở thì khó khăn trăm bề. Còn khi được đặt hàng nấu sỉ tại nhà, vừa được chủ nhà ứng trước tiền, nhân viên phục vụ lúc đó mới ới cả đội quân đến, không tốn chi phí chờ đợi. Với cùng nguồn lực con người, số lượng tô phở tối đa có thể phục vụ khi bán sỉ, sẽ gấp từ 2 đến 5 lần số lượng tô phở tối đa có thể phục vụ khi bán lẻ.
    Tóm lại, việc phục vụ tại nhà khách tiện lợi hiệu quả trăm bề so với bán lẻ từng tô tại cửa hàng, tổng mức tiết kiệm từ 3 mục trên tính rẻ 30%, như vậy phương án kinh doanh mình tiết kiệm được khá, chia lại cho khách hàng 20%, mình vẫn hời trên 10%, hai bên cùng có lợi, tâm trạng vui vẻ tiếng lành đồn xa, sản lượng tô phở tăng gấp ba cũng là bình thường ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xây dựng thương hiệu du lịch – Case study du lịch Hà Giang

Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu Cuộc đua để chiếm vị trí trong tâm trí và trái tim của khách hàng ngày càng trở nên khốc liệt. Để xây dựng và giữ vững vị trí của mình, các thương hiệu không thể tự hài lòng và ‘‘giậm chân tại chỗ’’. ‘‘Liên tục..

Xem thêm

Ứng dụng Marketing truyền miệng – đơn giản mà hiệu quả

Khởi nghiệp và bài toán trăn trở về marketing Khởi sự kinh doanh hãy tự nghĩ ra cách làm marketing hiệu quả và chi phí ít nhất. Tôi đã khởi sự kinh doanh với nhiều công việc khác nhau và mỗi lần như vậy tôi đều tự nghĩ ra những cách làm phù hợp để..

Xem thêm

Mô hình kinh doanh của thương hiệu hàng không Vietjet Air

Mô hình kinh doanh của Vietjet Air là kinh doanh hàng không giá rẻ. Trong bài viết này tôi sử dụng The Business Model Map để mô tả mô hình kinh doanh của Vietjet Air. Mô hình phân tích thương hiệu The Business Model Map The Business Model Map là công cụ thiết kế, mô..

Xem thêm