5 mô hình Marketing cực kì hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngày xưa, khi mới tiếp túc với Marketing, hầu hết mình và những anh em trong nghề thường làm theo lộ trình cơ bản là:
- Phân tích thị trường
- Phân tích khách hàng
- Lập kế hoạch truyền thông
- Thực Thi và Theo Dõi
- Cải Tiến, Điều Chỉnh
Thì ở bước lập kế hoạch truyền thông, việc chọn lựa đối sách để làm Marketing trên môi trường số, rằng công ty mình sẽ tập trung vào kênh nào (FB, Google, Zalo…), hình thức nào (SEO, hay ads google, ads social, hay booking…) đều là tự phát. Đôi khi việc này dẫn đến việc triển khai truyền thông nó rời rạc, nó không liên kết nhiều hoạt động với nhau, kiểu ai lo FB thì cứ chạy FB, ai lo tiktok thì cứ chạy tiktok.
Rồi với 1 số ngành hàng, ví như ngành bán lẻ, 1 đơn vị thường có vài trăm SKU, thì làm sao đủ ngân sách mà quảng cáo hết.
Từ đó, mình tiếp xúc với 1 số framework về marketing để thực hiện việc truyền thông, và thấy nếu ngay từ đầu, sau khi phân tích kỹ càng về doanh nghiệp của mình, nếu lựa chọn 1 framework (mô hình mẫu truyền thông) để đi, việc đạt hiệu quả sẽ nhanh hơn, ít tốn ngân sách và nguồn lực hơn so với lập kế hoach cảm tính như ngày trước.
Phạm vi bài này, mình giới thiệu 5 mô hình Marketing, theo trải nghiệm riêng của mình đến anh/chị/em.
Tổng hợp 1000+ bài viết tuyển chọn độc quyền từ những chuyên gia hàng đầu về Quản trị, Kinh doanh, Đầu tư, Marketing:
- 255 bài viết về digital marketing và marketing truyền thông từ lý thuyết đến thực chiến Phần 1
- 255 bài viết về digital marketing và marketing truyền thông từ lý thuyết đến thực chiến Phần 2
- 121 bài viết Marketing chọn lọc dành cho người khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp nhỏ
- Những bài viết chọn lọc hay nhất về marketing cập nhật 2022
- 125 bài viết về xây dựng doanh nghiệp với các đề tài: Nhân lực, quản lý vốn, thương hiệu, kinh doanh…
1. Mô hình Marketing phễu (chim mồi)
Triết lý mô hình này, là mọi nguồn lực sẽ đổ dồn vào truyền thông cho nhóm sản phẩm, dịch vụ chim mồi. Các sản phẩm, dịch vụ còn lại sẽ thông qua hoạt động tư vấn, để cross sale, up sale sau này. Với ngành bán lẻ, đôi khi chỉ cần dụ khách đến cửa hàng vì sản phẩm chim mồi, sẽ có thể bán kèm được nhiều sản phẩm tiện tay nữa. Như mua điện thoại thường sẽ mua thêm ốp lưng, gắn thêm sim ở cửa hàng Thế Giới Di Động thường thấy.
Thay vì phân bổ ngân sách marketing dàn trải cho hàng trăm sản phẩm, thì nay chỉ tập trung ngân sách cho 2-5 sản phẩm chim mồi mà thôi
Với trải nghiệm của mình, mô hình này cực kỳ hiệu quả với những ngành dịch vụ trải nghiệm khách hàng, ngành dịch vụ về chất xám (khách khó hình dung giá trị mà họ nhận được) thì việc có chim mồi, thường là 1 hoạt động miễn phí, 1 phần quà miễn phí, hay cơ hội sử dụng giá cực thấp để trải nghiệm là cách tốt nhất. Nói nhiều mà khách không hiểu, chi bằng cho họ trải nghiệm, tự họ sẽ nhận ra. Miễn, sản phẩm, dịch vụ chúng ta thực sự tốt.
2. Mô hình Marketing tìm kiếm
Triết Lý Mô Hình này là tập trung mọi nguồn lực, tối ưu việc xuất hiện ở vị trí top nơi mà khách hàng tìm kiếm. Đặc biệt, mô hình này phù hợp cho các sản phẩm, dịch vụ mà chỉ phát sinh khi khách hàng có nhu cầu. Tức bình thường, bạn có quăng quảng cáo vào mặt họ, họ cũng không quan tâm.
Dễ hiểu, là 1 công ty đã có phần mềm rồi, bạn có quảng cáo giới thiệu dịch vụ làm phần mềm trên mạng xã hội cho họ thấy cả năm thì họ cũng không ký hợp đồng với bạn đâu. Ngược lại, 1 người đang muốn xây dựng 1 trang web, họ sẽ chủ động đi tìm đơn vị làm việc này. Việc của bạn là phải xuất hiện ở nơi họ tìm, vậy thôi.
3. Mô hình Marketing thu hút
Triết lý mô hình này, là tạo ra nhiều nội dung hấp dẫn, đầy giá trị, thu hút khách hàng theo dõi trên các kênh truyền thông của bạn, từ đó chuyển đổi bán hàng.
Mô hình này phù hợp với những sản phẩm, dịch vụ, cần sự tư vấn cao, cần nhiều kiến thức, khách hàng hay gặp nhiều vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Họ tìm kiếm ngày đêm trên Google về các vấn đề cua họ, để mong ai đó chia sẻ giúp họ.
Rõ ràng, nếu bạn bán giày dép, thì không thể dùng mô hình này được, có nội dung gì đâu mà viết. Thay vì vậy, hãy dùng mô hình tìm kiếm, tức giờ khách mà vô shopee, họ search từ khóa mua giày, thì mấu chốt là sản phẩm bạn trên shopee có hiện ra trang 1 khi họ tìm hay không.
4. Mô hình Marketing bám đuôi
Triết lý là theo đuôi đến khi khách hàng đủ tin tưởng và mua hàng. Mô hình này phù hợp những sản phẩm, dịch vụ mắc tiền, khách hàng cần 1 thời gian hiểu và đủ tin tưởng về 1 Brand nào đó. Nên nếu chỉ quảng cáo đơn thuần 1 lần, họ vào website, rồi lại ra chứ không tương tác. Họ thấy quảng cáo trên mạng xã hội, họ chỉ nhìn rồi lướt đi, hay như inbox hỏi giá rồi vẫn chưa mua. Thường hay gặp ở những ngành mà sản phẩm, dịch vụ giá tiền cao như bất động sản, ô tô…
Mấu chốt ngành này, là cần thông qua hoạt động Marketing, truyền thông thật mạnh để thu hút khách hàng về website, hoặc các landing page giới thiệu sản phẩm, giới thiệu dự án. Vì 1 khi khách đã chịu vào 1 landing page giới thiệu, ví dụ 1 dự án bất động sản nào đó và họ xem, thì tức là họ đã rất quan tâm về dự án rồi.
Từ hoạt động này, sẽ hình thành tập khách hàng tiềm năng, là nhóm người truy cập website và các landingpage. Sau đó, nhãn hàng triển khai digital ads bám đuôi khách hàng trên social, từ google, FB, tiktok… để khách hàng luôn thấy nhãn hàng.
Với những sản phẩm rẻ tiền, rõ ràng việc làm bám đuôi là vô nghĩa, không cần thiết, bán được chắc tiền ads gấp mấy lần tiền hàng. Như bán gạo, thì làm gì cần chạy digital ads bám đuôi kiểu này.
5. Mô hình Marketing hiện diện
Triết lý mô hình này, là đưa tần suất hiện diện Brand lên tất cả những nơi mà khách lui tới. Ví dụ, nếu giới khởi nghiệp hay sinh hoạt ở 1 cộng đồng khởi nghiệp nào đó. Thì bạn phải cố gắng đưa thương hiệu của bạn hiện diện ở mọi hoạt động của cộng đồng đó càng nhiều càng tốt.
Ví dụ: 1 cộng đồng khởi nghiệp tổ chức 2 event trong 3/2022
Thì bạn phải tham gia tài trợ 2 event đó để hiện diện.
Vậy mấu chốt là mô hình này phù hợp với đặc thù doanh nghiệp như thế nào? Mô hình này phù hợp cho các doanh nghiệp có phân khúc khách hàng hẹp, và đặc thù khách hàng có khuynh hướng sử dụng sản phẩm, dịch vụ lâu dài, họ chọn sản phẩm, dịch vụ dựa trên thương hiệu uy tín trên 1 cộng đồng nào đó, theo lời khuyên các Influencer trong 1 ngành nào đó. Thì những doanh nghiệp như vậy rất phù hợp áp dụng mô hình hiện diện này.
Đâu đó, chúng ta sẽ thấy,
Có những sự kiện, 1 doanh nghiệp cứ tài trợ mãi.
1 KOLs, luôn được 1 nhãn hàng tài trợ mọi kinh phí.
Là họ đang áp dụng mô hình hiện diện này.
Cuối cùng, mình muốn nói là mô hình, chỉ giúp bạn dễ hoạch định hơn – tránh bị rối, chứ không ai bắt chúng ta phải đi theo mô hình nào cả. Giống trong lập trình, 1 lập trình viên có thể lập trình tay tự do theo ý mình, hoặc dùng 1 framework lập trình có sẵn để đảm bảo cấu trúc lập trình dễ hiểu hơn, vậy thôi.
Vài trải nghiệm riêng chia sẻ đến anh/chị/em
Nguyễn Tuấn Hùng (QTvKN)
Bình luận về “5 mô hình Marketing cực kì hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”
Trả lời Hủy
Bài viết liên quan
“Cắm cờ” truyền thông như thế nào trong thị trường cạnh tranh khốc liệt?
Định vị thương hiệu đầu tiên trong tâm trí khách hàng Chiến thuật “cắm cờ đỉnh núi” ở đây được hiểu là cách định vị thương hiệu đầu tiên trong tâm trí khách hàng. Hãy là người đầu tiên leo lên “đỉnh núi” của bộ nhớ và tâm trí khách hàng, và cắm tại đó..
Chiêu thức marketing “nói xấu” đối thủ theo cách không hề xấu
Marketing “nói xấu” đối thủ Trong các sách dạy marketing hay nói về cạnh tranh theo kiểu chính thống luôn nói tới điều này. Chúng ta tuyệt nhiên không nên nói xấu đối thủ trong cạnh tranh vì như thế chỉ làm xấu hình ảnh của chúng ta trong mắt khách hàng. Mà như thế..
Đừng “khinh thường” Truyền thông Du kích
Khái niệm “du kích” trong truyền thông Chuyện tào lao 1: – Trinh: Anh ơi, em không hiểu thời gian gần đây bên em có nhiều khách hàng mới và không biết từ đâu! – Hoàng Dũng: Bên em có làm truyền thông ở đâu không? – Trinh: Không anh ạ, bọn em có biết..
bài rất hay em đã note lại. Cám ơn anh nhiều nha
Cám ơn anh đã chia sẻ! Hay quá a!